Hãy tránh xa những thói quen xấu tác động lên vết thương hoặc trong quá trình chăm sóc vết thương để ngăn ngừa sẹo, xua tan nỗi lo sẹo xấu xí để lại trên da
Những tác động của bạn lên vùng da bị thương hoặc quá trình chăm sóc vết thương có thể khiến tình trạng vết thương tệ hơn và sẹo trở nên lớn hơn. Lưu ý một số điều dưới đây khi sẽ giúp bạn ngăn ngừa sẹo triệt để.
Có những lúc chúng ta không cẩn thận và xảy ra những vết thương ngoài ý muốn. Những vết thương thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày có thể do vô tình vướng vào cạnh bàn nhọn, hay bị những con dao nhà bếp làm cho bị thương trong khi nấu ăn.
Những vết thương này đôi khi để lại những vết sẹo dài và khó coi. Theo thời gian, vết sẹo có thể lành và mờ bớt đi, nhưng cũng có những vết sẹo lồi và trở nên xấu xí. Một vài mẹo khi chăm sóc vết thương sẽ giúp bạn ngăn ngừa sẹo và giảm bớt “sự xấu xí” của những vết sẹo này.
Khi bị thương, da bạn sẽ tự chữa lành. Tuy nhiên bạn không thể để nó “tự chiến đấu” một mình. Những “chiến lược” sau đây có thể giúp vết thương bạn mau lành hơn và hạn chế những vết sẹo xấu xí để lại trên da. Cùng KhoeDep.vn tìm hiểu nhé!
Điều trị sẹo
Sự hình thành sẹo là một điều hoàn toàn bình thường trong quá trình lành vết thương. Khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ sản xuất collagen và “chạy” đến chỗ vết thương để chữa lành càng nhanh càng tốt. Nhưng những mô da này không giống phần da bình thường, nó sẽ hơi khác một chút.
Sự xuất hiện của bất kỳ vết sẹo nào đều phụ thuộc vào một số yếu tố: Hình dạng, kích thước, và độ sâu của vết thương cũng góp phần quyết định hình dạng vết sẹo trông như thế nào. Một số yếu tố khác nữa như lưu lượng máu lưu thông, màu da và độ dày da của bạn cũng quyết định sự hình thành sẹo.
Sẹo có 3 loại chính. Sẹo bình thường tương đối nhỏ, mỏng và phẳng. Những vết sẹo lồi có màu đỏ, dày, và hơi nhô lên. Một loại sẹo lồi khác nữa (do phẫu thuật) cũng nhô lên, thường tối hoặc màu đỏ, và, không giống như những vết sẹo lồi bình thường, phần sẹo này có diện tích lớn hơn và khó kiểm soát hơn loại sẹo bình thường.
Phòng ngừa sẹo: Nên và Không nên
Có những điều bạn nên làm và những điều nên tránh để có thể ngăn ngừa sẹo, chữa lành da. “Chìa khóa” để ngăn ngừa sẹo chính là những gì bạn tác động lên da trong quá trình chăm sóc da.
Dưới đây là cách ngăn ngừa sẹo tốt nhất ai cũng nên biết
1. Vết thương hở:
Những vết thương hở có diện tích rộng và sâu tốt nhất nên được khâu lại bởi các chuyên gia y tế. Vết thương này nếu không được chăm sóc đúng có thể bị nhiễm trùng nên nếu như không được khâu và sơ cứu vết thương đúng cách, các bác sĩ sẽ khó đóng vết thương lại vì mức độ nhiễm trùng của nó.
2. Giữ ẩm cho vết thương
Sử dụng thuốc mỡ bôi lên vết thương, sau đó dùng băng gạc che vết thương lại (lưu ý không bó chặt vì da cần được hô hấp đồng thời ngăn nhiễm trùng). Việc này có thể tăng tốc độ lành viết thương và giảm thiểu sẹo.
3. Không sử dụng các loại kem trị sẹo bừa bãi
Đối với sẹo có 2 loại là sẹo mới lành và sẹo lâu năm. Vùng da ngay sẹo mới lành thường rất mỏng do đó bạn cần cân nhắc khi sử dụng các loại kem trị sẹo.
Kem trị sẹo thường được quảng cáo về công dụng trị sẹo một cách thái quá. Bạn đã nghe qua vitamin E trong các tuýp kem có thể giúp liền da, giảm sẹo nhưng điều này chưa được chứng minh trong các nghiên cứu hoặc thử nghiệm lâm sàng. Chưa kể đến nếu như da bạn thuộc loại da nhạy cảm thì kem có thể làm kích ứng da làm tăng khả năng bị sẹo.
4. Xoa bóp
Xoa bóp vết sẹo hàng ngày với vitamin E có thể giúp thúc đẩy quá trình liền da và khiến vết sẹo mờ hẳn.
Xem thêm: Cách trị sẹo lồi đơn giản và hiệu quả tại nhà
5. Tránh ánh nắng mặt trời
Vùng da non mới lành rất nhạy cảm vì thế cần được giữ kỹ. Giữ vết sẹo khỏi ánh sáng mặt trời có thể giúp giảm thiểu sự đổi màu của vết sẹo.
6. Hãy để cho nó lành tự nhiên
Không sử dụng hydrogen peroxide quá thường xuyên vì nó có thể gây kích ứng liên tục và làm chậm quá trình lành vết thương. Khi vết thương đã lành sẽ để lại mài, lúc đó lớp da non đang được dần hình thành dưới lớp mài. Tuy nhiên, thói quen “gỡ mài” sẽ khiến cho vết thương chảy máu trở lại, lâu lành hơn và lớp da non tiếp xúc với ánh nắng quá sớm sẽ khiến vùng da đó bị đổi màu.
Việc tốt nhất là bạn nên để nó lành một cách tự nhiên và không nên chạm vào nó, việc này sẽ giúp giảm thiểu sẹo.
7. Hãy kiên nhẫn
Giai đoạn từ lúc vết thương bắt đầu lành đến việc hình thành lớp da non cần mất một khoảng thời gian và nó thể là một thời gian dài tùy theo cơ địa mỗi người. Giai đoạn đầu tiên có thể mất 3 tháng, theo sau là một giai đoạn thứ hai kéo dài thêm ba tháng. Một năm sau khi bị thương các vết sẹo cơ bản đã hình thành nhưng nó vẫn sẽ thay đổi trong một năm sau đó. Sự thật là những vết sẹo vẫn không ngừng thay đổi và cải thiện, nếu đó là sẹo lồi có thể trở nên xấu đi và cần được điều trị bởi bác sĩ.