Bạn không hiểu vì sao thường xuyên bị mụn? Tìm hiểu 6 nguyên nhân gây mụn hàng đầu để hiểu và có những điều chỉnh phù hợp nhất giúp bạn tránh mụn hiệu quả.
- Theo bạn, mụn là do đâu gây ra?
- Bạn thường bị mụn, lặp đi lặp lại mà không hiểu lý do vì đâu?
- Bạn có biết là hiểu rõ nguyên nhân gây mụn sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị?
Chẳng ai biết chính xác nguyên nhân gây mụn là gì. Quá trình mụn phát triển cực kỳ phức tạp. Ai cũng biết một lỗ chân lông có thể tự vỡ và ngăn không cho bã nhờn thoát ra, nhưng không ai giải thích được tại sao quá trình này cứ diễn ra trong một tuyến bã nhờn mà không phải tuyến khác.
Trị mụn sẽ chẳng bao giờ hiệu quả nếu bạn không xác định được nguyên nhân gây mụn
Các nguyên nhân gây mụn phổ biến nhất
Hormones
Chí ít, mụn là một phần của chứng bệnh hormones. Chúng ta biết điều này là vì các triệu chứng của mụn thường chỉ bắt đầu ngay sau khi lượng hormones trong tuổi dậy thì được nạp đầy đủ. Thêm vào đó, các triệu chứng mụn thường gia tăng khi androgen (hormone nam) tăng dần. Các cấp độ cao hơn của hormones tăng trưởng và IGF-1 cũng có thể ảnh hưởng tới mụn. Còn chính xác như thế nào và tại sao hormones lại ảnh hưởng tới mụn thì chẳng ai biết.
Chế độ ăn
Chúng ta không hề biết liệu chế độ ăn và mụn có liên quan gì nhau không. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn trước khi có công bố chính thức. Tuy nhiên, đừng nên đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của chế độ ăn đối với mụn.
Thiếu hụt vitamin
Nhiều người trong số chúng ta đều thiếu hàm lượng các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D. Làm cách nào điều này ảnh hưởng tới mụn thì chưa biết.
Không còn lo ngại khi bạn nắm chắc các nguồn gây mụn
Căng thẳng
Đầu óc và cơ thể liên kết chặt chẽ với nhau. Đây không phải là một triết lý của phương Đông. Đó là một sự thật không thể chối cãi. Những căng thẳng tâm lý ảnh hưởng tới hệ nội tiết (hormone), hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ miễn dịch, và những hệ thống khác của cơ thể. Bắt cơ thể hoạt động quá mức với 1 lịch trình tập thể dục nặng hoặc thiếu ngủ có thể gây ra những căng thẳng thể chất, gây ảnh hưởng bất lợi tới quá trình hoạt động của cơ thể. Căng thẳng thể chất và tinh thần làm mụn nặng thêm, nhưng chính xác tại sao như vậy thì vẫn chỉ là một bí ẩn.
Sinh học tiến hóa – Di truyền
Mụn là một bệnh di truyền. Nếu cha mẹ bạn từng bị, thì có khả năng bạn cũng sẽ bị. Tại sao quy trình tiến hóa lại ảnh hưởng tới đặc tính này? Chẳng ai biết.
Viêm sưng
Mụn nhọt thường được xem như là một chứng viêm, có nổi mẩn đỏ và đau nhức. Liệu phản ứng viêm sưng của cơ thể là nguyên nhân chính của quá trình hình hành mụn hay do nó tấn công vào quá trình này quá mạnh khi lỗ chân lông bị bịt kín vẫn còn đang tranh cãi. Hầu hết các loại thuốc và liệu pháp trị mụn, bao gồm benzoyl perxide, isotretinoin, retinoids, dapsone, và kẽm (zinc) đều chứa những thành phần kháng viêm đặc trưng; đó là một phần trong quá trình chống mụn của chúng. Có một điều khá thú vị là, một vài bằng chứng cũng chỉ ra mức độ thấp của các chất chống oxy hóa kháng viêm, chẳng hạn như vitamin A, E, và xê-len, trên lớp da những người bị mụn. Thêm nữa, trong khi vẫn chưa có kết luận chính thức, thì một vài bằng chứng đang hướng tới ảnh hưởng tích cực đầy tiềm năng từ chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp và có khả năng kháng viêm nhiễm; điều này cho thấy viêm nhiễm hệ thống là một yếu tố gây mụn khá nguy hiểm.
Và nhiều hơn thế nữa.
Việc giải thích này có thể là một sự trộn lẫn khá phức tạp các yếu tố trên lại với nhau hoặc một vài nguyên nhân chưa được khám phá ra (có thể sẽ được bật mí sau này). Mụn vẫn mãi là một trong những bí ẩn nền khoa học y hiện đại chưa giải quyết triệt để được. Tại sao nó lại xuất hiện? Tại sao nó lại không xuất hiện ở một số người và ngược lại? Còn khá nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Vì chúng ta không biết lý do gây mụn là gì, nên tốt nhất hãy giành thời gian tìm một liệu pháp trị mụn hiệu quả đã được kiểm nghiệm. Bên cạnh đó, bạn cần phải nhận biết 10 ngộ nhận về mụn không thể bỏ qua để có thể hiệu rõ nhất 6 lý do này; từ đó một liệu pháp chữa trị sẽ được đưa ra.