Chắc chắn đã nghe rất nhiều người nói tới vấn đề mọc mụn ở ngực rồi, nhưng nổi nhiều mụn ở cằm cũng là vấn đề của không ít người. Vậy liệu đây có phải là vấn đề của bạn hay không? Làm sao để trị mụn trứng cá ở dưới cằm?
Mỗi khu vực trên cơ thể nếu bị mụn trứng cá sẽ là dấu hiệu của từng nguyên nhân khác nhau. Do đó, bạn cần biết rõ để biết cách phòng ngừa và chữa trị phù hợp.
Các nguyên nhân và cách điều trị mụn ở cằm
Chắc chắn bạn đã từng hỏi mình liệu nổi mụn trứng cá dưới cằm có phải do bệnh gì hay không? Khoa học đã nói rằng mụn ở vùng cằm hay quai hàm xuất hiện trước, trong và sau thời gian có kinh.
Đơn giản vì trong thời gian này, cơ thể có nhiều thay đổi về hocmon, gây kích thích vùng da này. Do đó, nếu bạn bị mụn bọc, mụn mủ… vào giai đoạn này cũng hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng mụn nặng và nghiệm trọng cũng như mụn thường xuyên xuất hiện ở quai hàm hay cằm thì hãy tới ngay bệnh viện. Vì đó có thể là dấu hiệu bệnh về tử cung, buồng trứng hay mất cân bằng nội tiết tố.
Để phòng ngừa mụn nổi nhiều ở cằm cũng như duy trì 1 sức khỏe tốt, làn da đẹp, hãy chăm chỉ tập luyện thể dục, có lối sống lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.
Các nguyên nhân gây mụn bọc dưới cằm
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Do đó, dù bạn không trang điểm, cũng nên học cách tẩy trang mỗi ngày. Đó là cách tốt nhất để làm sạch bụi bẩn trong lỗ chân lông mà các loại sữa rửa mặt bó tay.
Tẩy tế bào da chết mỗi tuần cũng rất quan trọng. Tế bào da chết lâu ngày thường tập trung nhiều ở cùng cằm. Đây là nơi dễ sinh ra tế bào da chết và làm bít tắt lỗ chân lông. Ngoài ra, lớp tế bào này còn cản trở khả năng hấp thụ dưỡng chất khi bạn dưỡng da.
Các loại thực phẩm có tính nhiệt cao, cay nóng, chiên rán, ngọt… cần được hạn chế tối đa. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây để thanh nhiệt, giải độc.
Cách điều trị mụn dưới cằm sao cho hiệu quả?
Cũng giống như khi trị mụn trên mặt, đầu tiên bạn cần phải chú ý vệ sinh da mặt thật sạch mỗi ngày. Nếu thường xuyên trang điểm, hãy tẩy trang kỹ vùng da cằm.
Rửa mặt thật sạch mỗi ngày 2 lần bằng sữa rửa mặt chuyên dụng cho da mụn.
Tùy vào từng loại da và mụn mà bạn sẽ có 1 lộ trình điều trị phù hợp. Sử dụng các sản phẩm trị mụn để làm se các nốt mụn bọc, mụn mủ. Tuyệt đối không được nặn mụn, dễ bị viêm và khó điều trị.