Mệt mỏi mỗi ngày? Tiết lộ 10 lý do khiến bạn trở nên uể oải mỗi ngày

Mệt mỏi mỗi ngày khiến công việc của bạn trở nên mất hiệu quả, làm mất tập trung của bạn. Hãy cùng khoedep.vn tìm hiểu 10 lý do khiến bạn...

Bạn cảm thấy mệt mỏi mỗi ngày làm việc. Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi thì hãy biết rằng điều này là rất phổ biến. Trên thực tế là có tới khoảng một phần ba thanh thiếu niên và người lớn cho biết họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

10 lý do khiến bạn mệt mỏi cả ngày dài

Mệt mỏi thường xuyên có thể là dấu hiệu của môt số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hay chỉ đơn giản là do lối sống gây ra. Hãy cùng khoedep.vn tìm hiểu 10 lý do khiến bạn mệt mỏi cả ngày dài.

Dưới đây là 10 lý do khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi

Với mỗi lý do được liệt kê dưới đây bạn sẽ biết cách làm thế nào để tránh mắc phải nó.

1. Ăn quá nhiều tinh bột

Tinh bột là nguồn năng lượng chính cho cơ thể của chúng ta đặc biệt là đối với những người tập luyện, tuy nhiên ăn tinh bột quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy uể oải suốt cả ngày.

ăn quá nhiều tinh bột
Ăn quá nhiều tinh bột khiến cơ thể bạn mệt mỏi cả ngày dài

Khi tiêu thụ tinh bột (bao gồm cả đường) sẽ khiến đường trong máu tăng lên nhanh chóng, khiến cơ thể phải tiết nhiều insulin để đưa đường ra khỏi máu vào tế bào của bạn.

Khi lượng đường tăng lên nhanh chóng sau đó giảm đi sẽ khiến bạn cảm thấy kiệt sức, khi đó cơ thể thúc đẩy bạn muốn tìm đến các loại thức ăn nhanh và bạn lại tiếp tục nạp tinh bột vào và quá trình trên lại lặp lại.êtj

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng các loại tinh bột đã qua chế biến sẽ gây tăng năng lượng nhanh hơn, nghiên cứu với trẻ ăn tinh bột chế biến trước khi chơi bóng đá cho thấy chúng mau mệt mỏi hơn so với trẻ ăn bơ đậu phộng.

Để giúp cơ thể duy trì được năng lượng ổn định, bạn hãy thay thế tinh bộ chế biến sẵn bằng tinh bột từ thức ăn toàn phần giàu chất xơ như rau xanh và các loại đậu.

2. Lười vận động

Không vận động thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, nhiều người thường hay đưa ra lý do mệt mỏi nên không tập luyện được. Một trong những giải thích cho hiện tượng này gọi là hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) đặc trưng với biểu hiện cực kỳ mệt mỏi và không rõ nguyên nhân hằng ngày.

Nghiên cứu cho thấy những người bị CFS có khả năng về sức bền và sức mạnh thấp gây nên hạn chế về việc tập luyện của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu với 1500 người cho thấy, việc tập thể dục có thể cải thiện tình trạng này ở người bị CFS.

lười vận động
Lười vận động khiến cơ thể bạn nhanh chóng cạn năng lượng

Nghiên cứu cũng cho thấy, tập thể dục có thể làm giảm mệt mỏi ở người khỏe mạnh hoặc có các bệnh khác như ung thư chẳng hạn.

Do vậy hằng ngày hãy chịu khó vận động nhiều, thay thế các hành vi ít vận động bằng hành vi năng động hơn, ví dụ thay vì ngồi làm việc thì đứng làm việc, thay vì đi thang máy thì đi thang bộ, thay vì lái xe thì đi bộ chẳng hạn.

Video: 30 phút tập luyện đốt mỡ với HIIT

3. Giấc ngủ không đủ chất lượng

Có giấc ngủ kém hoặc không chất lượng là một trong những lý do phổ biến khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi.

Cơ thể bạn phục hồi rất nhiều trong khi ngủ và sửa chữa những hư hỏng được gây ra trong ngày. Đó là lý do nếu bạn có một giấc ngủ chất lượng khi thức dậy bạn sẽ thấy cực kỳ thoải mái, tràn đầy năng lượng.

thiếu ngủ khiến bạn mệt mỏi
Thiếu ngủ khiến bạn mệt mỏi

Mỗi đêm một người trưởng thành cần có giấc ngủ trung bình khoảng 7 tiếng và điều quan trọng là giấc ngủ phải diễn ra liên tục và trải qua đủ 5 giai đoạn của mỗi chu kỳ ngủ.

Nghiên cứu đã cho thấy, những người luôn đi ngủ đúng giờ trong ngày luôn cảm thấy khỏe khoắn hơn vào hôm sau so với những người hay thức khỏe và ngủ giờ giấc thất thường.

Nghiên cứu cũng cho biết, nếu ban ngày bạn thường xuyên vận động thì ban đêm sẽ có giấc ngủ tốt hơn.

Ngủ trưa cũng giúp ích cho bạn khi nó giúp tăng cường năng lượng, nghiên cứu cho thấy chợp mắt một chút cũng làm giảm cảm giác mệt mỏi khi làm việc trong thời gian dài.

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ hãy cố gắng đi ngủ cùng một thời gian mỗi ngày, hãy thư giãn trước khi ngủ và ban ngày hãy vận động nhiều hơn để giảm tình trạng cảm thấy mệt mỏi mỗi ngày.

>> Xem thêm: 18 phương pháp chữa trị mụn lưng không gì tuyệt bằng

Nếu bạn nghi ngờ mình bị rối loạn giấc ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những đánh giá chính xác nhất nhé.

4. Nhạy cảm với thực phẩm

Nhạy cảm hay không dung nạp thức ăn thường gây ra các triệu chứng như phát ban, sổ mũi, đau đầu… trong đó mệt mọi là triệu chứng thường bị bỏ qua.

Nghiên cứu cho thấy, những người bị nhảy cảm với thực phẩm có chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều.

Các hiện tượng không dung nạp thực phẩm phổ biến thường gặp là từ thức ăn chứa gluten, sữa, trứng, đậu nành và bắp.

Nếu bạn cảm thấy sau khi ăn một loại thức ăn nào đó mà cảm thấy mệt mỏi, hãy liên hệ với bác sĩ để có những đánh giá chính xác nhất và tránh sử dụng các loại thức ăn đó trong tương lai đó.

5. Ăn không đủ calo hằng ngày

Cơ thể chúng ta mỗi ngày sẽ cần một lượng calo nhất định để duy trì hoạt động hằng ngày gọi là TDEE (cách tính TDEE bạn xem tại đây). Nếu bạn ăn ít hơn mức TDEE của cơ thể thì sẽ bị tình trạng uể oải do cơ thể phải giảm hoạt động của cơ thể để tiết kiệm năng lượng từ đó khiến bạn bị mệt mỏi.

Theo các chuyên gia, những người có tuổi càng cao càng phải ăn đủ mức calo cần thiết mỗi ngày để cơ thể hoạt động bình thường và không bị mệt mỏi.

Thiếu calo
Thiếu calo khiến cơ thể bạn trở nên nhanh mất năng lượng hơn

Việc ăn thiếu calo mỗi ngày cũng dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt vitamin, đặc biệt là khi bị thiếu Vitamin D và sắt cũng khiến bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Để duy trì mức năng lượng của bạn thì hãy tránh việc cắt giảm mạnh lượng calo trong thời gian ngắn, ngay cả khi bạn đang nhắm đến mục tiêu giảm cân. Hãy tính toán lượng calo thâm hụt ở mức vừa phải, tối đa chỉ thâm hụt từ 300-500 calo so với mức TDEE hằng ngày của bạn mà thôi bạn nhé.

6. Ngủ không đúng lúc

Bên cạnh ngủ trễ hoặc không ngủ đủ thì ngủ không đúng lúc cũng làm bạn cảm thấy mệt mỏi, ví dụ thay vì tối ngủ mà bạn lại ngủ ngày sẽ làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, khi nhịp sinh học không đồng bộ được với giấc ngủ thì mệt mỏi mãn tính sẽ bắt đầu phát triển.

Đây là vấn đề khá phổ biến với những người làm việc xoay ca với ca sáng và tối xen kẽ. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 2-5% những người làm việc theo ca bị rối loạn giấc ngủ với dấu hiệu đặc trưng là buồn ngủ quá mức hoặc mất ngủ gián đoạn khi làm việc từ 1 tháng trở lên.

Nghiên cứu cho thấy những người khỏe mạnh được ngủ trong 5-7 tiếng trước khi thức liên tục từ 21-23 tiếng thì độ mệt mỏi vẫn tăng lên trước và sau khi ngủ, bất kể số giờ mà họ đã ngủ trước đó.

Tốt nhất, bạn hãy ngủ vào ban đêm bất cứ khi nào có thể, nếu bạn phải làm việc theo ca sáng, tối, hãy có những chiến lược để giúp cơ thể làm quen với nhịp sinh học mới này để cải thiện năng lượng của bạn.

7. Ăn không đủ Protein

Thiếu protein cũng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tiêu thụ đủ protein được chứng minh là giúp tăng trao đổi chất tốt hơn so với tinh bột và chất béo.

Tiêu thụ protein đầy đủ không chỉ hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn, nó cũng giúp tinh thần bạn thoải mái hơn đặc biệt là đối với những người thực hiện tập luyện thường xuyên như tập tạ hoặc các môn tập luyện kháng lực khác.

Trong protein chứ nhiều loại axit amin thiết yếu giúp giảm mệt mỏi sau khi tập luyện cực kỳ hiệu quả. Do vậy đừng bao giờ bổ sung protein trong bữa ăn ít nhất 2 lần mỗi ngày nhé.

>> Xem thêm: 6 dấu hiệu thiếu hụt protein nghiêm trọng cơ thể thường cảnh báo

8. Cơ thể bị thiếu nước

Nước là thứ mà mọi sinh vật sống đều phải cần bổ sung đầy đủ để có thể tồn tại và phát triển. Rất nhiều thứ phản ứng trong cơ thể của bạn cần có nước để hoạt động.

Chỉ với 1 lượng nước nhỏ bị hao hụt cũng khiến cơ thể của bạn giảm mức năng lượng và tập trung kém hơn.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp bạn giảm mệt mỏi hơn trong ngày dài
Uống đủ nước mỗi ngày giúp bạn giảm mệt mỏi hơn trong ngày dài

Nghiên cứu với những người tập chạy bộ, chỉ mất đi 1% lượng nước cũng khiến họ thấy mệt mỏi hơn so với việc được bổ sung nước đầy đủ.

Lượng nước mỗi người cần hằng ngày nhìn chung là không hoàn toàn giống nhau, có người cần nhiều hơn mức 2 lít mỗi ngày, có người ít hơn. Nó tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, cân nặng và mức hoạt động của từng người cho nên tốt nhất nếu cảm thấy hơi khát nước hãy lập tức bổ sung ngay nhé.

9. Lạm dụng nước uống tăng lực

Có rất nhiều loại nước uống hứa hẹn cung cấp cho bạn nguồn năng lượng nhanh chóng, giúp tỉnh táo tức thì, chúng thường chứa các loại chất như là caffein, đường, Vitamin nhóm B, axit amin, thảo mộc.

Những loại thức uống này có thể giúp nhanh chóng tăng mức năng lượng trong cơ thể do lượng đường và caffein cao nhưng nó cũng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi caffein và đường bị mất đi.

Nghiên cứu cho thấy, dùng nước tăng lực có thể giúp tỉnh táo sau vài giờ sử dụng nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn quá mức vào ngày hôm sau. Do vậy hãy tránh việc sử dụng nước tăng lực mọi lúc có thể vì nó có thể khiến cơ thể của bạn trở nên mệt mỏi.

10. Bị căng thẳng

Bị căng thẳng mãn tính ảnh hưởng rất nặng đến chất lượng sống của bạn. Có nhiều lý do khiến bạn bị căng thẳng như áp lực công việc và học tập.

Một số căng thẳng là bình thường nhưng một số khi tích tụ lâu dần sẽ gây căng thẳng quá mức dẫn đến tình trạng bạn luôn cảm thấy mệt mỏi mỗi ngày làm việc.

Bị căng thẳng
Bị căng thẳng kéo dài khiến bạn uể oải cả ngày

Có nhiều cách để giúp giảm mức căng thẳng như tập Yoga, thiền, hít thở hoặc thực hiện các hoạt động giải trí khác như đi du lịch, chơi môn thể thao yêu thích…

Lời kết

Có nhiều lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi kinh niên nhưng quan trọng là bạn cần phải biết loại trừ các nguyên nhân đặc biệt là nên loại bỏ nó với các bệnh lý.

Nếu bạn không mắc phải bệnh lý gì nghiêm trọng thì hãy xem xét đến lối sống của bạn hằng ngày và loại bỏ những vấn đề gây nên mệt mỏi cho bạn.

Chỉ cần thay đổi lối sống tích cực dù là nhỏ cũng cải thiện đáng kể việc bị mất năng lượng gây nên mệt mỏi cho bạn đấy.

Chia sẻ