Dạo này phong trào tập gym ngày càng mở rộng, mọi người ào ào tới đăng ký. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ gym là gì và biết cách tập luyện khoa học mới có thể giúp mình khỏe mạnh, có body săn chắc nhé. Một câu chuyện về hậu quả nghiện tập gym, thể hình của 1 cô gái nước ngoài sẽ là lời cảnh báo của tạp chí thể hình Khỏe Đẹp cho những ai không biết cân bằng giữa ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện.
Nhiều người tìm tới phòng gym, nhưng dễ chán từ bỏ chỉ sau vài buổi đẩy tạ. Nhưng bạn có biết rằng có không ít người sẵn sàng hy sinh tất cả, các mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình yêu, công việc để đi có thể tập thể dục, thể hình mọi lúc mọi nơi, hay ôm cứng luôn phòng gym không?
Ám ảnh bi kịch của cô gái nghiện tập gym điên cuồng 3 buổi mỗi ngày
Nhân vật chính của chúng ta là Katherine Schreiber và bệnh cuồng tập gym đã xuất hiện khi cô nàng đang ở độ tuổi thiếu niên. Cô đã gặp rất nhiều vấn đề về cơ thể từ khi còn lúc tiểu học, thậm chí còn nghĩ mình quá xấu không thể tới trường được.
Thời gian đầu, cô nàng chỉ tập 2 lần/ngày, sau đó tăng lên thành 3 buổi mỗi ngày. Chính điều này đã khiến cô nàng bị suy nhược cơ thể cực độ. Thậm chí, kinh nguyệt của Katherine còn biến mất hoàn toàn trong 2 năm (*), xương rạn nứt, thoát vị đĩa đệm nữa.
Khi căn bệnh nghiện tập thể dục ngày càng tiến triển xấu đi, Katherine bắt đầu hạn chế luôn lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày, gây rối loạn tiêu hóa hoàn toàn. Khi vào đại học, cô bắt đầu đi điều trị rối loạn tiêu hóa, nhưng thói quen cuồng tập thể dục vẫn chưa tài nào chữa được.
(*) Câu chuyện này khá giống với câu chuyện giảm cân của Nguyễn Thị Như Thanh.
Chính tình trạng này đã khiến cho Katherine gần như mất đi cuộc sống xã hội thật sự. Các mối quan hệ xã hội cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Cô chẳng có thời gian rảnh mà đi chơi với bạn bè hay làm quen với bất kỳ anh chàng nào. Đặc biệt, cô không muốn về muộn hay làm bất kỳ điều gì có thể ảnh hưởng tới việc tập thể hình của mình vì cô luôn lo lắng thời gian tập của mình hôm đó sẽ ít đi, không đủ đô.
Năm 2015, được bạn bè và gia đình khuyên rất nhiều, cuối cùng Katherine đã quyết định kết hợp với các nhà nghiên cứu của đại học Jacksonville và đại học High Point ở North Caroline, Hoa Kỳ để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nguyên do và nguy hiểm của chứng bệnh nghiện tập gym này đang hành hạ cô.
Xem thêm: Ngày đèn đỏ có nên tập thể dục không
Bệnh nghiện cường tập thể dục thể thao chưa được xếp vào dạng rối loạn tâm thần, nhưng nó có những dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết cả về tâm lý và thể chất như
- Chấn thương dai dẳng do tập quá mức, như nứt xương, dây chằng, cột sống
- Người nghiện gym sẽ cố gắng vượt qua các chấn thương này.
- Bỏ luôn các quan hệ xã hội, trách nhiệm xã hội, công việc
- Đi tập điên cuồng
- Mất cân bằng cuộc sống, rơi vào hoang mang
- Mất ngủ thường xuyên, không tập trung khi lịch tập gym bị cản trở
Các nhà khoa học cho rằng chứng bệnh này đang ảnh hướng tới 0.3-0.5 dân số toàn thế giới nói chung, 1-9-3.2 dân số những người tập thể dục.
Biện pháp tốt nhất hiện tại để trị bệnh này KHÔNG PHẢI LÀ dừng tập luyện hẳn mà là giúp người ‘nghiện’ hiểu được lối sống của họ hiện tại không có ích lợi gì cả và hướng họ tới phương pháp tập luyện, ngủ nghỉ, ăn uống tốt hơn.
Hiện tại Katherine đã 28 tuổi và đang điều trị vật lí triệu liệu cũng như cai nghiện căn bệnh này. Katherine cho rằng phương pháp trị liệu này giúp cô nhận thức rõ hơn về căn bệnh và vấn đề của mình, giảm đi lượng thời gian không cần thiết tại phòng gym. Giờ thì Katherine vẫn tập đều 45 phút mỗi ngày, nhưng chỉ tập vừa sức mà thôi.
Xem thêm:
Đây là cảnh báo cho những ai không hiểu rõ gym và biết căn bệnh nghiện tập gym khổ sở ra sao! Hãy tập và ăn uống đúng cách!