Nuôi con nhỏ đúng cách không phải là dễ. Nếu bạn gặp khó, hãy xem 9 mẹo hay dành cho mẹ nuôi con nhỏ và giúp bé yêu luôn luôn khỏe mạnh vui tươi nhé.
Khi chăm sóc cho trẻ, đa số các mẹ thường cảm thấy rất lo lắng khi bé mắc phải bệnh nào đó. Dưới đây sẽ là những cách để mẹ có thể xử lý khi trẻ bị các vấn đề thường gặp như rôm sảy, ho,…
Các mẹ bắt đầu tham khảo và ghi nhớ ngay các mẹo hay dành cho mẹ dưới đây nhé!
1. Bé bị táo bón
Khi bé bị táo bón, mẹ dùng ngọn của rau mồng tơi, tước phần vỏ ngoài của cọng rau, xong thì từ từ và nhẹ nhàng đẩy cho đọt rau đi vào hậu môn của bé, rồi lấy ra, đẩy vô, lập lại nhiu lần như vậy các bé sẽ dễ đi ngoài hơn.
Vì vùng hậu môn bé còn non và dễ bị tổn thương nên không nên dùng đồ bơm, đọt mùng tơi có chất nhờn sẽ không gây thương tổn cho bé, các mẹ nhớ thử nhé.
Hoặc mẹ cũng có thể dùng xà lách. Mủ cây xà lách trị táo bón rất hữu hiệu, dùng 3 cây xà lách (loại dài) rửa sạch, tách hết lá, còn lại 3 cọng thân, dùng dao xắt thành lát nấu nước cho trẻ uống.
2. Bé bị nấc cụt
Mỗi khi bé nấc thì ngắt 1 đoạn chiếu cói (tầm 0.5cm), cho 1 đầu vào miệng mình nhai nát đầu ấy rồi dán lên trán bé, chỉ 1 lát là bé hết nấc ngay.
3. Bé bị tưa lưỡi
Mẹ nên dùng gạc đánh tưa và nước muối sinh lý vệ sinh cho bé 2 lần/ngày. Bé bị tưa nặng dùng mật ong (nên hấp lên cho sạch) hoặc dùng rau ngót giã nát (có thể xay nhuyễn) vắt lấy nước, tẩm vào vải sạch và lau cho bé (nếu cho thêm mật ong vào nước rau ngót thì cho thật ít).
4. Bé bị rôm sảy
Dùng khổ qua hoặc lá kinh giới giã nhuyễn và lấy nước cho bé tắm để trị rôm sảy. Ngoài ra, mẹ có thể lấy lá sài đất tươi giã nát, chè xanh cho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm, tuyệt đối không sử dụng phấn rôm bôi lên chổ rôm sảy.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn chậm tăng cân mẹ phải làm sao?
5. Bé bị ho
– Lê rửa sạch để nguyên vỏ, thêm chút mật ong, cho vào nồi cách thủy, rồi cho bé uống phần nước, phần bã mẹ có thể ăn.
– Lá tần giã nát rồi vắt lấy nước cốt cho bé uống hoặc có thể giã nát lấy nước cốt và thêm ít đường phèn rồi hấp cách thuỷ, cho bé uống phần nước này.
– Thoa dầu vào lòng bàn chân bé, xoa cho ấm và mang vớ vào trước khi ngủ để giữ ấm. Buổi sáng khi bé dậy có thể vỗ lưng cho bé nhằm giúp long đờm, hết đờm sẽ hết ho.
6. Tỏi nướng chữa cảm cúm, hắt xì
Bé có dấu hiệu chảy nước mũi mẹ hãy nướng tỏi cho bé ăn. Đối với bé còn quá nhỏ mẹ nướng tỏi lên rồi nghiền nát vào nước cho bé uống nước. Tỏi nướng lên có vị ngọt và thơm nên các mẹ yên tâm không sợ cay nhé. Trẻ nhỏ thì ăn 1 tép thôi, trẻ lớn thì 2,3 tép ngày 2,3 lần tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, đảm bảo ngay ngày hôm sau hết chảy mũi và hắt xì.
Lưu ý: bài này chỉ dành cho các triệu trứng đầu tiên như hắt xì, nước mũi trắng trong, nếu bé có dấu hiệu mũi xanh thì vẫn có thể ăn được nhưng sẽ lâu khỏi hơn.
7. Để bé có hàng lông mày đẹp
– Lấy ngọn lá trầu, hơ nóng rồi vẽ lông mày cho bé. Con trai vẽ 7 lần, con gái vẽ 9 lần.
– Trong tháng lấy ngón tay khẽ kẻ theo ý, lông mày sẽ mọc thành nếp theo hướng bạn kẻ.
8. Giúp bé đi tiêm phòng về không bị sốt
– Trước ngày chích ngừa, dùng lá tía tô, rửa sạch, và mẹ ăn khoảng chục ngọn, ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho béo ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong cũng cần cho bé ti nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp bé không bị sốt. Bé nào dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.
– Sau khi bé tiêm xong mẹ dùng miếng dán hạ sốt khoét 1 lỗ tròn nhỏ rồi dán vào chỗ tiêm (chừa vết tiêm ra), bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc.
9. Bài thuốc trị mồ hôi trộm
Khi con bị ra mồ hôi trộm, mẹ hãy sử dụng các bài thuốc dưới đây để chấm dứt tình trạng này cho bé nhé!
Bài thuốc từ rau
- Rau má và lá dâu: Lá dâu khô 10g, rau má khô 5g. Rửa sạch, cho cả vào ấm cùng 200 ml nước đun kỹ, chắt lấy nước uống 2 lần/ngày trong 5 ngày liền.
- Lá lốt: Dùng một nắm nhỏ cắt nhuyễn, xào với thịt bò, ăn mỗi ngày một lần hoặc nấu canh hay xào với nấm. Nếu bé khó ăn, có thể đun sôi rồi cho tay và chân bé vào ngâm, liên tục khoảng nửa tháng, hoặc phơi khô rồi nấu lấy nước uống.
- Diếp cá: Dấp cá và kinh giới rửa sạch, giã nát (hoặc xay) rồi hãm với nước sôi, uống liền một tuần.
- Rau ngót: Rau ngót 30g, bầu đất 30g, bầu dục lợn 1 quả, tất cả đem nấu canh cho trẻ ăn.
Bài thuốc từ cá:
- Cá quả: Cá quả 100g, làm sạch nhớt, lọc lấy thịt, rán vàng, đun cùng 400ml nước, còn khoảng còn ¼ nêm gia vị vừa đủ. Cho bé ăn trong 3 ngày liên tục.
- Cá diếc: Một con cá giếc tươi để nguyên, nấu với 7 hoặc 9 búp dâu tươi. Cho trẻ ăn khoảng 7-10 ngày.
- Cá mực: Cá mực khô rửa sạch, xắt hoặc xay nhỏ; hạt ý dĩ (50g) bỏ vỏ, xay nhuyễn; củ mài (150g) gọt vỏ, xắt miếng cho vào nồi ninh nhừ cùng 300ml nước. Cho mực, bột ý dĩ vào khuấy đều, nêm gia vị vừa đủ. Ăn ngày 2 lần, trong 10 ngày.
Các món chè:
- Chè đậu xanh: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ. Đậu xanh, gạo nếp sao vàng, tán thành bột nhỏ. Lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun kỹ, cho bột đậu, gạo, đường vào quấy đều, đun sôi lại. Ăn trong 7 ngày, ngày ăn 2 lần.
- Chè đậu đen: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tầu 10g. Đậu đen vo sạch cho vào nồi ninh nhừ cùng 700ml nước. Long nhãn thái nhỏ, táo tầu bỏ hạt giã nhỏ, cho vào đun sôi lại. Ngày ăn 2 lần, ăn liền trong 5 ngày.
Các món ăn:
- Nấm mèo xào: Tim heo 250g, nấm mèo đen 20g xắt sợi, ướp gia vị, xào chín với dầu thực vật, cho ra đĩa. Cà chua 40g bỏ hạt, xắt miếng xào chín. Cho nấm, tim vào đảo đều cùng cà chua trong 2 phút, nêm vừa, ăn hai lần/ngày.
- Tim heo hấp lá dâu: Tim heo 250g xắt mỏng, ướp gia vị, xào chín; lá dâu non 30g rửa sạch, xắt nhỏ; hạt sen 20g giã nhỏ. Trộn đều tất cả hấp cách thủy, nêm vừa. Cho bé ăn một lần vào buổi chiều trong 5 ngày.
- Cháo trai: Trai rửa sạch, luộc chín, lọc lấy thịt thái nhỏ, ướp cùng nước mắm, gia vị, rồi xào chín. Dùng cháo ăn liền hay gạo vừa đủ nấu nhừ, sau đó, cho thịt trai đã xào vào. Cho trẻ ăn nóng, có thể cho thêm vài lát gừng thái chỉ.
- Tim lợn hầm đậu đen: Tim lợn 1 quả 250g, hạt sen 30g, đậu đen 30g. Tim lợn rửa sạch thái miếng, ướp gia vị, hầm chín cùng hạt sen, đậu đen. Cho bé ăn buổi chiều, trong 5 ngày.