Trong suốt quá trình mang thai, việc tăng cân trong thai kỳ cũng đặc biệt cần các mẹ chú ý. Nếu thiếu cân mẹ dễ sinh non, thừa cân khiến mẹ sinh nở khá khó khăn. 

Mời các Mẹ cùng KhoeDep.vn tìm hiểu thử những điều cần lưu ý khi tăng cân thai kỳ nhé!

Cần tăng bao nhiêu ký trong suốt thai kỳ?

Kiem soat trong luong khi mang thai

Đến cuối của thai kỳ, bạn có thể tăng cân thêm khoảng 12.5kg. Số cân nặng này có thể thay đổi tùy theo từng người, khi kiểm tra, số cân nặng được ước lượng dựa trên chiều cao và cân nặng trước khi mang thai.

Khi mang thai, cơ thể của bạn cần phải thay đổi để phù hợp với sự tăng trưởng của mẹ và bé hơn, và để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé yêu chuẩn bị chào đời. Khi bạn tăng cân, khoảng 1/3 trọng lượng tăng thêm này được chia ra cho bé, nhau thai và nước ối. Mỗi người có một chỉ số khác nhau, dưới đây là con số trung bình được tính trên các mẹ:

  • Khi sinh ra, một em bé nặng khoảng 3.3kg
  • Nhau thai, giữ cho bé của bạn được nuôi dưỡng, nặng 0.7kg
  • Nước ối hỗ trợ và đệm cho bé, nặng 0.8kg

Hai phần ba còn lại của trọng lượng là do sự thay đổi xảy ra với cơ thể trong khi bạn đang mang thai. Trung bình:

  • Các lớp cơ của tử cung (tử cung) phát triển đáng kể, và nặng 0.9kg
  • Khối lượng máu tăng và nặng 1.2kg
  • Bạn có thêm chất dịch trong cơ thể, trọng lượng khoảng 1.2kg
  • Ngực cân nặng 0.4kg
  • Chất béo lưu trữ trong cơ thể khoảng 4kg để cung cấp năng lượng khi con bú.

Chỉ số BMI sẽ thay đổi như thế nào?

Chỉ số BMI đo trọng lượng của bạn liên quan đến chiều cao của bạn. Đây là một cách chính xác để xác định bạn đang tăng cân thai kỳ trong trạng thái lành mạnh. Lời khuyên chung là hầu hết phụ nữ đưa nên tăng cân vào khoảng 10kg và 12.5kg và số cân nặng sẽ đạt được hầu hết khi bạn ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Dưới đây là số tăng cân trung bình các mẹ có thể theo dõi để biết tình trạng của mình:

chi so BMI

Nên làm gì nếu thừa cân khi mang thai?

Nếu bạn có chỉ số BMI cao, bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ tập luyện hợp lí và được các bác sĩ hướng dẫn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát trọng lượng bạn đạt được. Tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Thai nhi lớn
  • Phải sinh mổ

Cố gắng không để cảm thấy áp lực trong quá trình giảm cân thai kỳ. Tốt nhất là không nên ăn kiêng khi mang thai, chế độ ăn ít calo có thể làm cho bạn không khỏe, và có thể ảnh hưởng đến em bé. Thay vào đó, hãy chọn một chế độ ăn uống lành mạnh, lựa chọn các loại thực phẩm thay thế để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Thay vì bánh quy, bánh ngọt, kẹo và kem… có nhiều chất béo bão hòa và đường thì bạn nên chọn trái cây tươi, bánh mì và pho mát ít béo, sữa chua, hoặc một số ít trái cây sấy khô. Đối với các loại đồ uống, nên hạn chế đồ uống có ga và chỉ nên dùng nước lọc.

Cố gắng vận động và tham gia những lớp học thể dục có lợi khi mang thai như Yoga.

Xem thêm: Bài tập Yoga cho mẹ bầu dễ vượt cạn

Nên làm gì nếu thiếu cân khi mang thai?

Tang can thai ky

Các bác sĩ sẽ xây dựng cho bạn một thực đơn tăng cân hợp lí trong những tháng tới. Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, như vậy bé sẽ nhận được lượng calo, vitamin thiết yếu và các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu thiếu cân khi mang thai có thể dẫn đến hiện tượng sinh non và khi bé sinh ra cần phải được chăm sóc cẩn thận.

Nếu bị bệnh tiểu đường khi mang thai?

Nếu bạn bị tiểu đường, điều này cần đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Các bác sĩ sẽ giúp bạn theo dõi lượng đường trong máu và chắc chắn rằng bạn đang dùng đúng liều lượng axit folic. Khi mang thai, bạn cần phải giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Hãy tham khảo các ý kiến của bác sĩ để có được một chế độ ăn uống nhằm giảm lượng đường trong máu và giữ chúng ổn định.

Làm thế nào để có thể kiểm soát trọng lượng khi mang thai?

Chế độ ăn uống lành mạnh của phụ nữ mang thai được khuyến khích cần có khoảng 2.000 calo/ngày. Và đến cuối thai kỳ bạn sẽ cần thêm 200 calo mỗi ngày. 200 calo có thể nhận được từ một lát bánh mì nướng, hoặc một bát ngũ cốc nguyên hạt với sữa không đường. Để ăn uống lành mạnh, có một loạt các loại thực phẩm sau đây:

  • Bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và ngũ cốc (carbohydrate). Chọn giống ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo và mì ống nâu, và bánh mì. Tinh bột cần giàu gấp 3 lần so với lượng tinh bột nạp vào trước khi mang thai.
  • Trái cây và rau quả, ít nhất là năm phần một ngày. Thực đơn hằng ngày nên có lượng trái cây và rau củ quả chiếm khoảng 1/3 thức ăn nạp vào cơ thể cả ngày.
  • Protein như thịt (nhưng không ăn gan), cá, trứng và các loại đậu.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát. Chọn loại ít chất béo nếu bạn đang thừa cân.

Xem thêm:

Với những kiến thức được các chuyên gia nêu trên, bạn nên kiểm soát tăng cân thai kỳ của mình để có thể có một hành trình an toàn cho cả mẹ lẫn bé nhé!