8 bài thuốc dân gian chữa hăm tã cho bé cực hay mẹ nên biết

Hăm tã không chỉ gây tổn hại cho da bé mà còn làm cho bé cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc. Mẹ học các bài thuốc chữa hăm tã cho bé cực hay để trị cho bé nhé

Hăm tã là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ khi đóng bỉm thường xuyên. Trên thì trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống hăm tã, nhưng một số bố mẹ vẫn ưa chuộng các phương pháp dân gian chữa hăm tã cho bé.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị hăm đít hay bẹn vì phải dùng bỉm cả ngày. Vì vậy các bố mẹ nên chú ý bảo vệ làn da non nớt của trẻ, tránh các tổn thương về da không mong muốn. Theo kinh nghiệm dân gian, có một số bài thuốc giúp chữa hăm tã cho bé một cách hiệu quả và an toàn cho làn da của trẻ. Có nhiều cách trị hăm da khác nhau nhưng an toàn nhất cho trẻ là các phương pháp dân gian từ cây tự nhiên đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bây giờ hãy cùng Khỏe Đẹp tìm hiểu các bài thuốc dân gian này nào!

Lá trà/chè

La che tri ham ta
Lá chè trị hăm tã

Túi trà hoặc trà xanh đều có thể dùng để chữa hăm tã cho bé, trà được biết đến như một loại thảo dược trị hăm tã hiệu quả vì trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

– Với trà túi, các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

– Với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch.

Dầu oliu 

Dau oliu tri ham ta
Dầu oliu trị hăm tã

Xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vùng da bị hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

Lá trầu không

La trau khong
Lá trầu không

Trầu có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu Không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh Lam sơn chướng khí.

Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá Trầu Không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước Trầu Không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Mẹ nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

Lá khế

La khe tri ham ta
Lá khế trị hăm tã

Chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, để khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Bạn lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

Lưu ý: không nên để khăn ngấm sũng nước, vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng hăm, nước chảy ra khiến vết hăm bị lở loét và tình trạng hăm trở nên nghiêm trọng hơn.

Lá cây mã đề

Cây mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. Dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

Búp ổi non

Bup oi non
Búp ổi non

Các mẹ cũng có thể lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

Cây cỏ sữa

Co sua la nho
Cỏ sữa lá nhỏ

Lấy độ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

Cỏ roi ngựa

Co roi ngua

Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.

Ngoài việc sử dụng các cách chữa hăm tã cho bé, mẹ cũng nên chú ý giữ cho bé khô thoáng. Khi bé tắm hoặc đi tiểu tiện, đại tiện xong, mẹ nên giữ mông bé khô thoáng trước khi đóng bỉm cho bé. Trước khi đóng bỉm nên thoa một ít kem chóng hăm vào mông, hai bên bẹn,…. Không được để bé mặc tã ướt quá lâu, nếu bé bị hăm quá nặng mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp chữa hăm tã cho bé!

Hy vọng với những cách chữa hăm tã cho bé bằng phương pháp dân gian trên đây giúp bé có làn da mịn màng mỗi ngày. 

Xem thêm: 5 Mẹo chăm sóc con cực dễ cho người lần đầu làm mẹ