Những hoạt động tưởng như bình thường nhưng nó có thể khiến bạn mất ngủ. Hãy tham khảo những điều không nên làm trước khi ngủ và tránh xa chúng ra nhé!
Một đêm ngủ ngon giấc chính là yếu tố quan trọng liên quan tới tâm trạng, năng lượng cho ngày hôm sau. Hơn nữa, giấc ngủ còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quan của cơ thể. Những hoạt động trước khi ngủ tưởng như bình thường nhưng nó có thể khiến bạn mất ngủ.
Dưới đây là 20 điều không nên làm trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon hơn. Đối với người mắc triệu chứng mất ngủ cần đặc biệt chú ý vấn đề này.
Hãy cùng KhoeDep.vn tìm hiểu nhé!
11. Sử dụng thiết bị điện tử
Một số nghiên cứu cho thấy nếu bạn sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, hay thậm chí xem tivi trước khi ngủ đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Tác giả Robert Rosenberg, tác giả của cuốn “Sleep Soundly Every Night, Feel Fantastic Every Day” khuyến cáo bạn nên tránh xa các công nghệ này ít nhất một giờ đồng hồ trước khi ngủ.
Ánh sáng phát ra bởi điện thoại, máy tính, ipad, tivi,….ngăn cản việc sản xuất Metalonin – giúp cơ thể buồn ngủ. Tuy nhiên thói quen này đối với một số người thì rất khó sửa đổi, nếu bạn không quen việc ngưng sử dụng thiết bị điện tử 1h trước khi ngủ thì bạn có thể sử dụng chúng theo lời khuyên của Mayo Clinic: Giữ thiết bị cách xa khuôn mặt của bạn ít nhất 14 inch (khoảng 2 gang tay) và chỉnh độ sáng của thiết bị xuống thấp nhất có thể để giảm các vấn đề liên quan đến giấc ngủ do ánh sáng này gây ra.
2. Dùng thuốc
Nếu bạn uống thuốc hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng khi gặp phải các vấn đề về giấc ngủ thì tốt nhất nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể giúp bạn tỉnh táo sau vài giờ sử dụng. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm có thể ảnh hướng đến giấc ngủ của bạn hoặc thuốc giảm đau có thể làm cho bạn gặp vấn đề về dạ dày và giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
Mặt khác một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp được chứng minh có hiệu quả tốt nhất khi dùng vào ban đêm, thuốc ngủ,.. (Thuốc ngủ chỉ là giải pháp tạm thời cho một số trường hợp chứ không được khuyên dùng thường xuyên. Lạm dụng thuốc ngủ có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, tốt nhất cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ).
3. Nhắn tin với bạn
Có thể bạn nghĩ một cuộc điện thoại hoặc nhắn tin vào ban đêm sẽ khiến bạn quên đi phiền muộn và ngủ ngon hơn, đặc biệt là những tin nhắn với một nhóm bạn hoặc người thân. Tuy nhiên, những tin nhắn này có thể làm phiền giấc ngủ của bạn.
Thực tế, trong một khảo sát National Sleep Foundation cho thấy khoảng 10% trẻ em từ 13-18 tuổi bị đánh thức khi ngủ mỗi đêm hoặc hầu hết các ngày trong tuần bởi các tin nhắn, email, các cuộc gọi,…. Độ tuổi từ 13-29 được khảo sát và cho số liệu bị đánh thức vài đêm trong tuần.
Để hạn chế vấn đề này tốt nhất bạn nên kết thúc cuộc trò chuyện để chắc rằng mình sẽ không phải nhận bất kỳ tin nhắn nào nữa, hoặc đặt điện thoại ra xa, bật chế độ im lặng.
4. Uống cà phê
Một cốc cà phê chứ khoảng 80 – 120mg caffeine và tốt nhất bạn nên tránh xa chúng trước khi ngủ. Một số người có thói quen dùng cà phê sau khi ăn nhưng họ không biết rằng tác dụng của cà phê vẫn ảnh hưởng vài giờ sau, thậm chí đến 12h đêm bạn vẫn cảm thấy tỉnh táo vì có chất caffeine trước đó, thói quen này có thể khiến bạn ngủ không ngon. Những ai có thói quen ngủ trưa cũng nên tráng dùng cà phê gần giờ này. Thời điểm uống cà phê tốt nhất là buổi sáng sau khi đã ăn no, tráng uống cà phê khi đói vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
5. Trà
Tương tự như cà phê, trong trà cũng chứa caffeine rất nhiều. Những loại trà thảo dược như bạc hà hay hoa cúc rất ít chất này và bạn có thể dùng chúng vào buổi tối theo sở thích của mình.
Để hạn chế chất kích thích trong trà, bạn vẫn có thể dùng cách sau: Ngâm túi trà trong nước nóng, đổ nước đầu tiên đi và tiếp tục ngâm túi đó trong nước thứ 2, việc này sẽ giúp bạn giảm độ “đậm” của trà, bạn vẫn có thể thưởng thức tách trà thơm, nóng mà không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.
6. Ăn sô cô la
Một nguồn caffeine khác phải kể đến nữa chính là sô cô la, đặc biệt là sô cô la đen và ca cao. Một ly kem sô cô la đối với một số người có thể không ảnh hưởng nhưng đối với những người nhạy cảm với caffeine chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sô cô la chứa Theobromine – được chứng minh làm tăng nhịp tim và gây mất ngủ.
7. Nghĩ quá nhiều, cáu giận
Mọi người thường khó ngủ vì cứ đem theo những suy nghĩ của mình theo khi ngủ. Khi có chuyện gì cáu gắt, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng thì tốt nhất bạn nên dành ít nhất 30 phút trước khi ngủ để bình tĩnh trở lại, điều khiển lại những suy nghĩ của mình, chấm dứt tất cả mọi thứ kích thích.
Những thức kích thích đầu óc như phim hành động, căng thẳng trong công việc,…cần phải được gạt qua một bên. Tìm đến một hoạt động thư giãn giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ ngủ hơn và chuẩn bị một trạng thái thật tốt để giải quyết công việc vào ngày hôm sau.
8. Kiểm tra email
Kiểm tra email công việc quá gần giờ ngủ có thể khiến tâm trạng bạn trở nên lo lắng hoặc kích động. Bạn sẽ phải bắt đầu những điều mình phải làm vào hôm sau, điều đó khiến cho giấc ngủ của bạn không trọn vẹn.
Một nghiên cứu ở bang Michigan năm 2014 cho thấy những người thường xuyên kiểm tra email sau 9h tối sẽ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi và không thể tập trung vào ngày hôm sau.
9. Ăn cay hoặc béo
Một bữa ăn no với đồ cay hoặc quá nhiều chất béo vào ban đêm có thể khiến bụng phình to, đau và làm cho bạn khó ngủ. Hơn nữa chất béo và axit lại dễ gây hiện tượng trào ngược axit. Thời điểm ăn tốt tốt nhất nhất là 2 tiếng trước khi ngủ để cung cấp cho cơ thể thời gian tiêu hao thức ăn.
10. Hút thuốc
Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe, hút thuốc lá có thể làm phiền giấc ngủ của bạn. Nhiều người hút thuốc để thư giãn nhưng trong thuốc lá có chứa chất Nicotine – một chất kích thích, làm cho bạn khó ngủ hơn, đặc biệt khi hút gần giờ ngủ.
Bạn đã mắc phải bao nhiêu thói quen nên tránh nước khi ngủ rồi? Còn 10 điều nữa cần bạn tránh xa, click “Tiếp >” tìm hiểu tiếp nhé!
211. Uống rượu
Một số người cho rằng rượu khiến họ buồn ngủ và có thể ngủ ngon hơn nhưng sự thật không phải vậy. Uống rượu vào ban đêm thường khiến ngày hôm sau thức dậy với trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung. Theo nghiên cứu vào năm 2014 của Đại học Missouri cho thấy rượu có chất làm lợi tiểu và bạn phải đi tiểu vào ban đêm, điều này khiến cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn.
12. Uống nhiều nước trước khi ngủ
Duy trì lượng nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng nhưng nên hạn chế uống vào ban đêm, đặc biệt trước khi đi ngủ. Uống nước quá nhiều trước khi ngủ khiến bạn phải thức giấc vào giữa đêm để đi vệ sinh, làm gián đoạn giấc ngủ và có thể khiến bạn sẽ khó ngủ lại được.
Thay vì uống nước trước khi ngủ thì tốt nhất bạn nên cung cấp cho cơ thể đầy đủ lượng nước vào ban ngày, hạn chế dần vào ban đêm.
13. Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn đã được chứng minh có thể điều trị chứng mất ngủ, thúc đẩy thói quen ngủ tốt hơn. Tuy nhiên tập thể dục quá mạnh trước giờ ngủ có thể làm cho một số người khó đi vào giấc ngủ hơn.
14. Chơi game
Các nhà khoa học đã chứng minh trò chơi điện tử gây ảnh hưởng đến giấc ngủ (ánh sáng phát ra từ TV gây rối loạn giấc ngủ). Các chuyên gia đều đồng ý rằng việc chơi game trước khi ngủ sẽ “tàn phá” giấc ngủ của bạn, sự kích thích từ các thiết bị này sẽ kích thích não bộ hoạt động hăng hái hơn và khó có thể đi vào giấc ngủ.
15. Nhiệt độ phòng ngủ
Nhiệt độ phòng ngủ là một trong những yếu tố khiến giấc ngủ của bạn ngon hơn. Bạn không nên chỉnh nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh đến nỗi đắp mền mà vẫn “run cầm cập”. Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống vào ban đêm nên tốt nhất bạn nên để nhiệt độ phòng ngủ thấp hơn một chút so với ban ngày.
16. Để thú cưng ngủ chung
Theo nghiên cứu của Đại học Kansas, 63% người chia sẻ chiếc giường của mình cho thú cưng đều trải qua một giấc ngủ kém. Những chuyển động của chú chó hoặc mèo vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, chưa kể đến phần lông của chúng là nguyên nhân gây nên dị ứng, khó thở,…
17. Tắm trước khi ngủ
Chắc hẳn rất nhiều người mắc phải trường hợp này. Nếu bạn có thói quen tắm vào ban đêm, việc ngâm mình trong bồn nước nóng có thể khiến cho bạn thư giãn và ngủ ngon hơn. Nhưng nếu bạn thường xuyên tắm vào sáng sớm và đột ngột thay đổi tắm vào ban đêm sẽ khiến bạn tỉnh táo và khó ngủ hơn. Nước thường thường làm cho người ta tỉnh táo, vì thế tốt nhất không nên tắm khi gần tới giờ ngủ. Nhất là những bạn nữ tóc dài nên hạn chế tắm vào ban đêm và để tóc ướt đi ngủ, tóc ướt không chỉ gây khó chịu khi ngủ, dễ cảm lạnh, tóc ướt thấm vào gối còn tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
18. Một cuộc cãi vã
Stress chính là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu trước khi ngủ bạn trải qua một cuộc cãi vã gây cấn với người nhà, việc này sẽ làm tăng Cortisol và kích thích các yếu tố căng thẳng khác, làm cho bạn không thể nào đi vào giấc ngủ.
Những người tức giận thường có xu hướng nghiền ngẫm lại suy nghĩ một lần nữa trong tâm trí của họ, điều này chắc chắn làm bạn rơi vào trạng thái mất ngủ.
Đi ngủ trước khi mọi vấn đề mâu thuẫn chưa được giải quyết cũng không phải và một giải pháp tốt, tốt nhất bạn nên giải quyết chuyện vào ban ngày để còn có thời gian suy ngẫm và thư giãn sau đó, nhưng nếu cuộc cãi vã bất chợt tìm đến vào ban đêm thì bạn đã cầm chắc “ngủ không yên” rồi.
19. Thói quen trước khi ngủ
Làm những điều tương tự vào mỗi đêm như đánh răng, rửa mặt,… như là một “tín hiệu” thông báo cho bộ não sắp tới giờ ngủ. Nhưng nếu bạn đột ngột thay đổi hoặc thỉnh thoảng chen vào đó việc đắp mặt nạ,..điều này khiến bộ não của bạn bị truyền tín hiệu sai và cơ thể khó đi vào giấc ngủ cho đến khi bạn tắt hết đèn. Để có thể ngủ tốt hơn bạn nên đắp mặt nạ hoặc làm các hoạt động khác trước khi đánh răng rửa mặt.
20. Đọc sách trước khi ngủ
Đọc sách trước khi ngủ là một điều tuyệt vời, tương tự như thói quen nhắn tin trò chuyện trước khi ngủ. Tuy nhiên điều này chỉ tốt khi bạn không quá bị “cuốn” vào nó. Những cuốn truyện có tính chất thu hút sẽ khiến bạn đọc “quên giờ giấc” và ngủ muộn hơn. Hãy cẩn thận chọn loại truyện đọc trước khi ngủ nhé.