Nhiệt miệng thường xảy ra khi cơ thể nóng bên trong. Vậy có cách trị nhiệt miệng nhanh và hiệu quả không? Hãy thử áp dụng các giải pháp thiên nhiên nhé!
Nhiệt miệng khiến cho chúng ta ăn không ngon. Chúng thường xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Có nhiều cách trị nhiệt miệng nhưng cách trị nhiệt miệng từ thiên nhiên là hiệu quả mà lại không tốn nhiều chi phí.
Trong dân gian có rất nhiều cách trị nhiệt miệng hiệu quả mà không cần đụng đến thuốc. Trước tiên chúng là cần biết nhiệt miệng là do chúng ta ăn đồ nóng, ít uống nước,.. làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao là gây ra chứng trên.
Cần chú ý bổ sung các vitamin và chú ý trong chế độ ăn uống:
- Không sử dụng nước đá lạnh. Sau khi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
- Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn; ăn nhạt, tránh các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng….Ăn các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan…tránh ăn thịt chó, thịt gà,…các loại mắm.
- Bổ sung vitamin C cho cơ thể bằng các loại trái cây, nếu nhà có sẵn viên sủi vitamin C bạn có thể dùng.
Các mẹo dân gian trị nhiệt miệng được liệt kê sau đây. Mời bạn cùng Khoedep.vn tham khảo qua nhé!
1. Mật ong
Cách đơn giản nhất đó là bạn chỉ cần ngậm mật ong hoặc lấy bông thấm mật ong và chấm chỗ loét sau mỗi bữa ăn, sau 3 ngày bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Mật ong và nghệ cũng có tác dụng tương tự, vì mật ong có tính kháng viêm, còn nghệ giúp mau lành vết thương. Cho bột nghệ và mật ong vào rồi trộn đều thành hỗn hợp mịn. Bôi lên vùng da bị lở do nhiệt, để yên trong vòng 1 phút sau đó súc miệng sạch, ngày làm như vậy từ 2 – 3 lần. Có thể lưu giữ hỗn hợp trên vào lọ thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh để dùng cho những lần sau.
2. Nước cốt dừa:
Nước cốt dừa chữa nhiệt miệng: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
3. Hạt rau mùi:
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
4. Bột sắn dây
Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng
Cách dùng: pha loãng với nước đun sôi để nguội, không cho thêm đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chín tốt hơn uống sống.
Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng.
5. Lá húng quế
Dùng lá húng quế để trị nhiệt miệng bằng cách hái vài lá húng quế, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các ngày.
6. Lá rau ngót
Dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
7. Cà chua sống
Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.
8. Khế tươi
Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
9. Cỏ mực
Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần
10. Củ cải
Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.
11. Chè tươi
Uống nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng uống quá nhiều hoặc quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm. Mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
12. Cam/chanh
Không cần phải bàn cãi đến lượng vitmin C có trong họ quả Cam-chanh này. Hàm lượng vitamin C tự nhiên cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm.
13. Rau má
Uống nước rau má, râu ngô hàng ngày thay nước lọc, uống đủ 1,5-2l/ngày. Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng.
Trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.
14. Rau diếp cá
Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Trong rau diếp cá cũng có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng.
Giã nhuyễn rau diếp cá vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.
Ngoài những cách trên, hãy chú ý bổ sung cho cơ thể lượng nước và vitamin đầy đủ, tránh ăn nóng và cay trong những ngày này.
Ai đang bị lở miệng thì áp dụng ngay nhé! Cực hiệu quả luôn!
Xem thêm: Mẹo trị bệnh vặt cho trẻ mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua