Chấn thương khi chạy bộ chắc chắn là điều không thể thiếu được trong bất kỳ quá trình tập luyện của bất kỳ ai nếu không đọc kỹ những điều dưới đây. Nếu mà bị tổn thương chân thì chắc chắn bạn sẽ khó lòng mà đi tập tạ được và ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tập luyện ngay đi nhé. Hãy cùng web thể hình điểm qua những chấn thương nghiêm trọng nhất trong khi chạy bộ và cách xử lý ra sao để hạn chế hậu quả tai hại sau này nhé.
Danh sách các chấn thương khi chạy bộ nghiêm trọng nhất và cách phòng tránh
Lưu ý, bạn cần phải đọc thật kỹ các tổn thương dưới đây để biết chắc mình sẽ không phạm phải để rồi ân hận nhé. Đặc biệt, bạn không được bỏ qua 9 chấn thương khi tập thể hình kinh khủng nhất nhé nếu không muốn bỏ tập vĩnh viễn.
1. Rạn xương
Khi chạy bộ quá sức, bạn có thể dễ dàng khiến cho đôi chân mình yếu đi rất nhiều. Đặc biệt, khi tập chạy ở cường độ cao, xương rất dễ bị rạn nứt.
Lúc này, bạn sẽ cám thấy rất đau nhức, cực kỳ khó chịu. Nếu càng cố gắng chịu đau mà tập, xương chân dễ bị gãy và gây nguy hiểm cho tính mạng.
Cách xử lý tốt nhất là nghỉ ngơi thư giãn, tránh gây tác động hay áp lực lên vùng xương chân này.
2. Đau cổ chân
Trong khi chạy, cổ chân chắc chắn là nơi phải liên tục vận động theo nhịp. Tuy nhiên, nếu bạn lợi dụng để chạy nhanh và nhiều, trọng lượng cơ thể sẽ dồn nhiều áp lực lên cổ chân. Hậu quả là đau cổ chân.
Cách xử lý tốt nhất là tập luyện cường độ vừa phải, nghỉ ngơi đúng lúc, kịp thời. Nếu đau, hãy đi tìm gặp bác sĩ điều trị nhé.
Xem thêm: 3 bài tập cho cổ chân khỏe, chịu lực tốt nhất
3. Đau gót chân
Trong khi chạy, bàn chân của bạn sẽ liên tục tiếp xúc với mặt đất. Đau gót chân chắc chắn là điều không thể tránh phải, đặc biệt khi bạn luyện tập quá sức chịu đựng của cơ thể hoặc do kỹ thuật tiếp đất của bạn không đúng, thay vì dùng mũi bàn chân tiếp đất trước, bạn lại dùng cả bàn chân, lâu dần khiến gót chân đau nhức.
Cách xử lý tốt nhất cho chấn thương gót chân trong khi chạy bộ chính là nên điều chỉnh lại kỹ thuật chạy bộ, nghỉ ngơi phù hợp, không cố gắng quá sức chịu đựng cơ thể.
4. Căng cơ
Trước hết, bạn hãy đọc kỹ căng cơ là gì để hiểu vì sao bất kỳ anh chàng hay cô nàng tập thể hình nào cũng sợ nó như sợ cọp. Căng cơ thường do các sợi cơ bị kéo giãn quá mức, gây giãn cơ. Căng cơ thường xảy ra ở vùng bắp chân, bắp đùi.
Cách xử lý tốt nhất là chườm lạnh, quấn băng và để vùng bị thương cao lên, kết hợp nghỉ ngơi đúng cách.
5. Bong gân
Do căng cơ quá mức sẽ làm cho các dây chằng quanh vùng cổ chân giãn ra quá mức. Lúc đó bạn sẽ thấy các sợi gân viêm sưng to lên, gây đau nhức rất nhiều. Lúc này thì 100% là bạn đã bị bong gân rồi đó nhé.
Cách xử lý tốt nhất là dùng đá lạnh chườm lên, quấn băng lại, nghỉ ngơi.
6. Đau gan bàn chân
Nếu chạy bộ quá sức của mình hay chạy quá nhanh, triệu chứng đau gan bàn chân (vùng trũng nhất của bàn chân) là điều khó tránh khỏi do chân phải luôn co, duỗi liên tục.
Cách xử lý tốt nhất là nghỉ ngơi, duỗi thẳng bàn chân để tránh hiện tượng co cơ.
Xem thêm: 30 bài tập cơ chân tốt nhất tại phòng gym cho nam và nữ
7. Chuột rút
Đây chắc chắn là hiện tượng quen thuộc không chỉ bắt gập ở chân mà đôi khi cũng có thể xảy ra ở tay hay nhiều vùng khác trên cơ thể. Triệu chứng này cũng do bạn chạy quá nhanh, quá lâu, khiến cho các bó cơ không kịp theo nhịp nên 1 phần cơ sẽ bị co lại – thường gọi là chuột rút.
Cách xử lý tốt nhất là tập luyện ở cường độ phù hợp. Nghỉ ngơi đúng lúc, không ép cơ thể hoạt động quá nhanh, đột ngột hay quá sức chịu đựng.
8. Tràn dịch khớp gối
Đây được coi là vấn đề nghiêm trọng nhất cho đầu gối của bạn. Chúng sẽ làm cho đầu gối dễ bị sưng phù, đau nhức và thậm chí còn bị co giật do dịch khớp gối đè lên các bó cơ.
Cách xử lý tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn. Rất có thể bạn sẽ cần phải hút dịch khớp, nghỉ ngơi rất lâu để khớp gối có đủ thời gian phục hồi, không bị sức nặng cơ thể đè lên.
9. Phòng rộp da
Hiển nhiên, bạn cũng biết vấn đề này quá quen thuộc đúng không nào, đặc biệt khi phải mang giày quá chật hay đi dép quá lâu.
Đây là hiện tượng chất dịch chảy ra từ khoảng trống giữ các lớp da, cũng có thể do bị bỏng da gây ra.
Cách phòng tránh tốt nhất là nên chọn các kiểu giàu vừa chân, có đế mềm để hạn chế lực ma sát trong khi chạy bộ.
Những lưu ý để hạn chế gặp các tổn thương như trên
- Trước khi chạy, bạn cần phải tập các bài khởi động làm nóng người thật kỹ, ít nhất cũng phải 5-10 phút.
- Sau khi tập, bạn nên thực hiện các bài cho cổ chân ở trên nhé.
- Phải có chương trình chạy phù hợp như giáo án chạy bộ giảm cân cho người mới tập
- Xem kỹ phương pháp phục hồi cơ bắp hiệu quả sau khi tập.
- Bổ sung viên uống bổ trợ xương khớp Glucosamine.
Trên đây là các chấn thương khi chạy bộ bạn cần phải lưu tâm. Hãy cố gắng cẩn trọng và bạn sẽ không cần phải lo.